Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Quy luật của hiện tượng di truyền Bài 10 TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. TƯƠNG TÁC GEN:
1. Tương tác bổ sung:
- Là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện tính trạng mới.
TD: Lai 2 dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng. Ở F1 ta thu được 100% cây đỏ. Cho F1 tự thụ phấn,  F2:9 đỏ: 7 trắng
* Giải thích kết quả lai:
- Nếu tạo hoa đỏ thì kiểu gen của P phải có mặt đồng thời 2 gen trội A và B. Nếu chỉ có A hoặc B thì tạo hoa trắng
* Sơ đồ lai:
P: AAbb x aaBB
(trắng) (trắng)
Giao tử P: Ab aB
F1: 100% AaBb
Cho F1 tự thụ phấn  có 4 giao tử:
AB, Ab, aB, ab.
Kiểu hình F2: 9 đỏ: 7 trắng.
Chú ý: Các gen không trực tiếp tương tác với nhau mà sản phẩm của chúng (protein, enzim) tương tác nhau làm xuất hiện kiểu hình chung.
2. Tương tác cộng gộp:
- Là kiểu tác động của nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự phát triển của cùng 1 tính trạng.
TD: Tính trạng da trắng ở người do các alen:
a1 a1 a2 a2 a3 a3 quy định. (vì các alen này không có khả năng tạo sắc tố melanin), gen trội A1 A2 A3 làm cho da màu đậm.
P: A1A1 A2A2 A3A3 x a1 a1 a2 a2 a3 a3
(da đen) (da trắng)
F1: A1a1 A2a2 A3a3 (da nâu đen)
II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN:
- Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu.
- Trong tế bào có nhiều gen, trong cơ thể có nhiều tế bào. Các gen trong cùng tế bào không hoạt động độc lập, và các tế bào trong cơ thể có quan hệ qua lại với nhau vì cơ thể là 1 bộ máy thống nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét